Có một nơi rất linh thiêng – thờ bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu – Am Chúa

Có một nơi rất linh thiêng – thờ bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu – Am Chúa

Nếu du khách thập phương thường hay biết đến và tham quan tháp bà Ponagar nơi thờ bà Thiên Y A Na thánh mẫu thì lại ít người biết về Am Chúa, nơi mà trong câu chuyện bà Thiên Y A Na được ông bà tiều phu cưu mang nuôi dưỡng tại xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Ảnh sưu tầm

Am Chúa là nơi thờ bà Thiên Y A Na thánh mẫu, một vị phúc thần của dân tộc Chăm. Khi văn hóa Việt và văn hóa Chăm giao lưu, tiếp biến thì người Việt cũng tôn sùng và thờ kính bà nên thờ và cúng bái bà tại Am Chúa. Tháp bà Ponagar là tháp thờ bà của người Chăm và Am Chúa là nơi thờ bà của người Việt.

Để đi được đến Am Chúa từ trung tâm thành phố Nha Trang thì có 2 cách:

1.Theo đường 23/10 -> Ngã ba Diên Khánh -> rẽ phải theo QL1A -> Ngã 3 Diên An rẽ trái (có bảng hiệu chỉ Am Chúa) -> Chạy thẳng khoảng 500m (có bảng chỉ dẫn rẽ phải, hẻm nhỏ, khó nhìn, dễ bị chạy qua) -> chạy thẳng qua khu dân cư, qua cánh đồng, về hướng chân núi -> đến Am Chúa (đoạn qua khu dân cư và qua cánh đồng rất dài nên bạn cứ yên tâm mà chạy tiếp nhé)

2. Theo QL1A -> Ngã 3 Diên An rẽ phải-> chạy thẳng và theo hướng dẫn như trên.

Đến ngay chân núi Đại An bạn có thể gởi xe hoặc chạy thẳng lên Am. Bạn mất 5000 đồng cho việc giữ xe, dù gởi ở đó hay không gởi. Bạn có thể mua nước suối để uống hoặc cúng bà và mua hương ở đây.

Đường lên Am Chúa bằng tam cấp

Nếu bạn chạy xe máy lên thẳng trên Am thì ngay đỉnh dốc khá cao và đứng sựng, bạn phải đi số 2 hoặc số 1. Nếu xe yếu thì việc lên dốc và chở người có vẻ sẽ khó khăn. Còn nếu bạn đi bộ thì phải vượt qua 100 bậc cấp để lên đến Chánh Điện của Am. Vừa đi bạn vừa có thể chụp hình, sẽ có rất nhiều bức hình đẹp với đôi rồng ở hai bên tam cấp.

Trước mặt chánh điện Am Chúa

Vào các tháng 1,2 và đặc biệt là tháng 3 hàng năm, ở Am Chúa lúc nào cũng đông khách đến tham quan, xin lộc từ bà và tham dự lễ hội Am Chúa rất lớn. Nơi này nổi tiếng rất linh thiêng, nằm trong các cụm liêng thiêng khác thờ bà như Tháp bà Ponagar, Suối Đổ, Miếu Cậu.

Am Chúa nhìn rất đơn sơ, giản dị nhưng lại có nhiều chi tiết công phu và sắc sảo. Trong chánh điện thờ bà, thờ cô và thờ cậu. Tượng Bà cao khoảng 1m, mặc áo rất cầu kỳ và rất đẹp, được đặt trang nghiêm trong khám thờ cao 1m5, trước tượng bà có đôi hạc đứng trên lưng rùa. Nếu đến đây bạn có thể thắp hương cầu xin sức khỏe và bình an cho gia đình. Ở đây còn có xin xăm vào các dịp tết đến.

Đôi hạc đứng trên con rùa trước chánh điện
Đôi hạc trước sân Am Chúa

Mình nghe nói trước đây Am được xây dựng là một miếu nhỏ, thờ bà làm từ gỗ mít. Sau đó am bị cháy và được người dây xây dựng lại và sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa thì được như ngày nay.

Am chúa cũng là nơi lưu lại dấu tích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đây là nơi quân dân bàn bạc để đối phó với kẻ thù

Trước Am có cây mã tiền cổ thụ hơn 300 tuổi, được công nhận là di sản

Cây mã tiền hơn 300 tuổi, là cây di sản của Việt Nam
Bia công nhận cây di sản Việt Nam

Phía bên phải của Am có thờ Ông Hổ, là một linh vật trong đạo Mẫu Việt Nam.

Miếu ông hổ tại Am Chúa

Điều đặc biệt nữa của Am Chúa đó chính là hướng của chánh điện. Đa phần các am của người Việt thường quay về hướng nam, hướng theo phong thủy là rất tốt. Tuy nhiên, Am chúa lại quay về hướng đông, một hướng khác so với phong thủy của người Việt. Điều này cho thấy sự giao thoa, thể hiện sự hòa quyện đối với văn hóa Chăm pa, vì hướng của tháp của Chăm thường quay về hướng Đông.

Đằng sau khu vực của Am là nơi chuẩn bị đồ cúng lễ và nơi nấu nướng dành cho những khách viếng thăm và cúng bà. Ở đây có cây me cổ thụ có rất nhiều trái

Khu vực các gian phụ ở phía sau

Đứng trên Am Chúa, nhìn xa xa thấy cánh đồng lúa Diên Điền xanh mướt, những ngôi làng nhỏ thấp thoáng sau những rặng cây.

Nhìn từ Am Chúa xuống cánh đồng Diên Điền, Diên Khánh

Nếu xét về phong thủy, Am chúa còn có tả thanh long, hữu bạch hổ và lưng tựa vào núi, trước mặt là sông. Một phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đầy huyền bí

Một khu vực thờ bên cạnh chánh điện
Một góc nhìn chánh điện

Hãy một lần ghé thăm Am Chúa để hiểu rõ hơn về Văn hóa Chăm Pa ở Khánh Hòa và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam nhé!

Gia đình nhà Thương tại Am Chúa

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ bởi DMCA!!