Du lịch Huế, tham quan Lăng Tự Đức, vị vua lãng mạn nhất trong các đời vua

Du lịch Huế, tham quan Lăng Tự Đức, vị vua lãng mạn nhất trong các đời vua

Nếu đi du lịch ở Huế bạn nên ghé thăm quan lăng tẩm của các vị vua Triều Nguyễn, trong đó nhất định nên đến Lăng Tự Đức. Lăng Tự Đức đẹp như một bức tranh sơn thủy tuyệt mỹ, là công trình đẹp nhất thế kỷ 19 được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Hãy cùng Thương khám phá Lăng Tự Đức nhé!

Bia ký tại Lăng Tự Đức Huế
Bia ký tại Lăng Tự Đức Huế

Đường đến Lăng Tự Đức?

Từ Trung tâm thành phố Huế đến Lăng Tự Đức khoảng 7km, bạn chỉ cần search google sẽ ra kết quả nhanh chóng. Lăng nằm ở làng Dương Xuân Thượng – nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Khiêm Cung Môn tại lăng Tự Đức Huế
Khiêm Cung Môn tại lăng Tự Đức Huế

Vua Tự Đức là ai?

Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm – sinh năm 1829, con trai thứ 2 của vua Triệu Thị, là vị vua thứ 4 của triều đình nhà Nguyễn.

Vua Tự Đức là ông vua trị vì lâu nhất trong số 13 vua, 36 năm (1848 – 1863).

Vua Tự Đức là con thứ nhưng được lên làm vua bởi sự thông minh, lanh lợi, tài trí hơn người, đặc biệt là tinh thần ham học hỏi, biết lễ nghĩa.

Hòa Lưu Khiêm nhìn từ Khiêm Cung Môn tại lăng Tự Đức
Hòa Lưu Khiêm nhìn từ Khiêm Cung Môn tại lăng Tự Đức

Tự Đức là vị vua có kiến thức uyên thâm về nền học vấn đông phương, nhất là nho học trong số 13 triều Nguyễn. Là người có hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, lịch sử, triết học,…Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, ông có tới 600 bài văn, 4000 bài thơ chữ Hán và hơn 100 bài thơ chữ Nôm.

Tự Đức là một con người thông minh, đa cảm, yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, đặc biệt là rất có hiếu với đấng sinh thành. Tương truyền lúc sinh thời, ông định ra ngày chẵn vấn an mẹ, ngày lẻ làm việc triều chính, điều này diễn ra đều đặn trong 36 năm ông trị vì, không sai chút nào. Mọi lời răn dạy của mẹ – Thái Hậu Từ Dũ ông đều ghi chép cẩn thận vào một cuốn sổ để ghi nhớ.

Dưới thời của vua Tự Đức, chùa Thiên Mụ được đổi tên thành Chùa Linh Mụ.

Vạc đồng trong Lăng Tự Đức Huế
Vạc đồng trong Lăng Tự Đức Huế

Tự Đức có những điều chưa làm được trong cuộc đời:

  • Có 103 bà vợ nhưng không có con.
  • Làm mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay giặc Pháp và sau đó là hàng hoạt những hiệp ước như hiệp ước Qúy Mùi (1883), hiệp ước Patenôt chia đất nước làm 3 kỳ chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp.
  • Xảy ra “loạn chày vôi” trong quá trình xây lăng.
  • Để người anh là Hồng Bảo thắt cổ tự tử trong ngục giam.
  • Không quyết đoán trong việc điều hành đất nước.
Sen trong Hồ Lưu Khiêm tại Lăng Tự Đức Huế
Sen trong Hồ Lưu Khiêm tại Lăng Tự Đức Huế

Đến Lăng Tự Đức tham quan gì?

Lăng Tự Đức được xây dựng trong 4 năm từ 1864 – 1867 với tên gọi ban đầu là “Vạn Niên Cơ” với mong ước lăng sẽ trường tồn mãi mãi. Nhưng sau cuộc nổi loạn chày vôi thì nhà vua đã đổi tên tất cả các công trình trong lăng đều mang chữ Khiêm, với ý nghĩa khiêm nhường. Tên lăng đổi thành Kiêm Cung, sau khi vua mất là Khiêm Lăng.

Toàn cảnh Lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, chính sự sáng tạo của con người, sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến trúc và thiên nhiên đã biến chốn mộ địa thành một thiên đường của cỏ cây và hoa lá.

hồ Tiểu Khiêm trong Lăng Tự Đức
hồ Tiểu Khiêm trong Lăng Tự Đức

Toàn bộ khu lăng tẩm này rộng 475ha, gồm 50 công trình lớn nhỏ được phân bố dàn trải trên những thế đất phức tạp.

Về phong thủy thì đất của lăng phải hội tủ đầy đủ các nguyên tắc của sơn triều thủy tạ, tiền án, hậu chẩm, minh đường,… Lăng của Tự Đức và các lăng của Triều Nguyễn đều được xây dựng ở phía tây, bởi quan niệm là Thiên Tử, biểu trưng là hình ảnh mặt trời, mặt trời đi về hướng tây nghĩa là vua về với thế giới của sự vĩnh hằng. Trong 7 lăng được xây dựng, thì có tới 6 lăng đang làm dang dở hoặc chưa được xây dựng thì vua qua đời, riêng Tự Đức sau khi hoàn thành lăng cho mình thì ông còn sống đến 16 năm nữa.

Đầu tiên, các bạn sẽ bước qua Vụ Khiêm Môn để đi vào bên trong lăng. Nơi đây có sơ đồ tổng thể lăng và khu vực liên hệ thuyết minh viên tại điểm.

Tiếp theo là Hồ Lưu Khiêm, nơi nhà vua dạo thuyền ngắm cảnh và cũng là nơi thả sen tạo cảnh quan. Trên giữa hồ tạo nên đảo Tịnh Khiêm để trồng cây và trên đảo này người ta tạo rất nhiều hang. Đây là yếu tố minh đường, tụ thủy phúc cho con cháu đời sau.

Hồ Lưu Khiêm trong Lăng Tự Đức Huế
Hồ Lưu Khiêm trong Lăng Tự Đức Huế

Bên trong Hồ Lưu Khiêm là Dũ Khiêm Tạ Xung Khiêm Tạ. Đây là công trình góp phần tạo nên sự phong phú cùng vẻ đẹp thanh thoát cho toàn bộ công trình. Đây là công trình để nhà vua câu cá, ngắm cảnh và làm thơ.

Hồ Lưu Khiêm trồng sen trong Lăng Tự Đức Huế
Hồ Lưu Khiêm trồng sen trong Lăng Tự Đức Huế
Đảo Tịnh Khiêm trong Lăng Tự Đức Huế
Đảo Tịnh Khiêm trong Lăng Tự Đức Huế

Con đường vào Lăng được lót bằng gạch Bát Tràng, được di chuyển từ Hà Nội vào.

Sân được lát bằng gạch Bát Tràng trong Lăng Tự Đức
Sân được lát bằng gạch Bát Tràng trong Lăng Tự Đức

Để bước vào bên trong, bạn phải bước qua Khiêm Cung Môn hay còn gọi là Cổng Tam Quan. Cổng chính giữa cho nhà vua, bên trái và phải dành cho quan văn và quan võ. Khiêm Cung có hai tầng, tầng trên là nơi dành cho nhà vua vọng cảnh đất trời mỗi lúc nhàn rỗi.

Khiêm Cung Môn nhìn từ Hòa Khiêm Điện
Khiêm Cung Môn nhìn từ Hòa Khiêm Điện

Hai bên sau Khiêm Cung Môn là Pháp Khiêm Lễ Khiêm, 2 dãy nhà dành cho quan văn và quan võ theo hầu.

Lễ Khiêm trong Lăng Tự Đức Huế
Lễ Khiêm trong Lăng Tự Đức Huế
Bonsai và Pháp Khiêm trong Lăng Tự Đức
Bonsai và Pháp Khiêm trong Lăng Tự Đức

Đây là Hòa Khiêm Điện, nơi vua làm việc khi còn sống, còn khi vua mất đi, nơi đây sử dụng thờ vua và hoàng hậu. Nơi đây Tự Đức sống còn nhiều hơn ở Đại Nội. Khác với khu vực lăng mộ được xây dựng bằng bia đá thanh, các công trình ở tẩm điện đều được xây dựng bằng gỗ, rất gần gũi với thiên nhiên.

Hòa Khiêm Điện
Hòa Khiêm Điện
Lối vào Hòa Khiêm Điện tại Lăng Tự Đức Huế
Lối vào Hòa Khiêm Điện tại Lăng Tự Đức Huế
Hòa Khiêm Điện tại Lăng Tự Đức Huế
Hòa Khiêm Điện tại Lăng Tự Đức Huế
Bức tranh được treo trong Lăng Tự Đức Huế
Bức tranh được treo trong Lăng Tự Đức Huế

Ở Hòa Khiêm Điện bạn sẽ thấy đôi đũa kim giao, đũa dùng để thử độc trong thức ăn của nhà vua và chiếc gương đầu tiên mà các cung tần mỹ nữ được sử dụng (là món quà giá trị mà Pháp tặng). Ngoài ra ở nơi này còn có những bức tranh tuyệt phẩm được vẽ trên kính, đặc biệt là nó vẽ đằng sau kính chứ không phải đằng trước kính.

Tiếp theo bạn sẽ được đến tham quan Minh Khiêm Đường là nhà hát cổ nhất Việt Nam, nó còn lâu hơn Duyệt Thị Đường ở Đại Nội Huế. Phía trên sân khấu là nhị thập bát tú, 28 vì sao. Đến đây bạn hãy quan sát chỗ nào nhà vua ngồi xem hát nhé. Có nhiều tranh cãi về vị trí ngồi của nhà vua đấy.

Tổng quan Minh Khiêm Đường tại lăng Tự Đức Huế
Tổng quan Minh Khiêm Đường tại lăng Tự Đức Huế
Vị trí ngồi của vua trong Minh Khiêm Đường tại lăng Tự Đức Huế
Vị trí ngồi của vua trong Minh Khiêm Đường tại lăng Tự Đức Huế
Minh Khiêm Đường tại lăng Tự Đức Huế
Minh Khiêm Đường tại lăng Tự Đức Huế
Nhị thập bát tú trong Lăng Tự Đức Huế
Nhị thập bát tú trong Lăng Tự Đức Huế
Nơi ngồi và tưởng nhớ ngày xưa tại lăng Tự Đức Huế
Nơi ngồi và tưởng nhớ ngày xưa tại lăng Tự Đức Huế
Nơi cho thuê trang phục mặc áo vua tại Lăng Tự Đức Huế
Nơi cho thuê trang phục mặc áo vua tại Lăng Tự Đức Huế

Ở đây có dịch vụ chụp hình mặc đồ nhà vua và bán các đồ lưu niệm, đồ ăn, kem…

Nơi bán hàng lưu niệm tại Lăng Tự Đức Huế
Nơi bán hàng lưu niệm tại Lăng Tự Đức Huế
Tủ kem giải nhiệt cho ngày nóng bức tại lăng Tự Đức Huế
Tủ kem giải nhiệt cho ngày nóng bức tại lăng Tự Đức Huế

Lương Khiêm Điện, trước khi để vua nghỉ ngơi, sau đó được sử dụng làm nơi thờ bà Từ Dũ – mẹ của vua.

Từ Minh Khiêm Đường nhìn sang Lương Khiêm Điện tại lăng Tự Đức Huế
Từ Minh Khiêm Đường nhìn sang Lương Khiêm Điện tại lăng Tự Đức Huế

Rời khỏi khu vực tẩm điện, các bạn đi vào bên trong sẽ thấy sân chầu và bia ký giống như các lăng Khải Định, lăng Minh Mạng và các lăng tẩm khác của triều Nguyễn.

Lối đi sau Hòa Khiêm Điện tại Lăng Tự Đức Huế
Lối đi sau Hòa Khiêm Điện tại Lăng Tự Đức Huế
Bia ký tại Lăng Tự Đức Huế
Bia ký tại Lăng Tự Đức Huế
Tượng quan văn ở sân chầu trong lăng Tự Đức Huế
Tượng quan văn ở sân chầu trong lăng Tự Đức Huế
Không gian trong sân chầu tại Lăng Tự Đức Huế
Không gian trong sân chầu tại Lăng Tự Đức Huế
Bia ký nhìn xuống sân chầu trong Lăng Tự Đức Huế
Bia ký nhìn xuống sân chầu trong Lăng Tự Đức Huế
Không gian xung quanh bia ký Lăng Tự Đức
Không gian xung quanh bia ký Lăng Tự Đức

Sau bia ký là hồ Tiểu Khiêm, hồ có hình bán nguyệt, ý nhà vua muốn nói rằng trăng khuyết rồi lại tròn, cuộc đời có lúc trầm rồi lúc thăng, và mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.

hồ Tiểu Khiêm trong Lăng Tự Đức
hồ Tiểu Khiêm trong Lăng Tự Đức

Sau hồ Tiểu Khiêm là khu vực bia mộ nhà vua. Thi hài nhà vua ở vị trí nào không ai biết, tương truyền là khi vua chết, đoàn quân đưa tang đi thuyền xuôi hồ Lưu Khiêm rồi đến chỗ này thì đào một đường hầm xuống thẳng huyệt đạo, chôn cất thì hài vua ở một vị trí bí mật, xong lấp lại bằng đá thanh và có công trình như bây giờ.

Đường vào bên trong mộ vua Tự Đức
Đường vào bên trong mộ vua Tự Đức

Các vị vua triều Nguyễn đều không cho biết vị trí mộ của mình, trừ vua Khải Định, bởi thứ nhất họ sợ những tên đào trộm mộ, thứ 2 bởi mối thâm thù giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn.

Mộ lăng Tự Đức Huế
Mộ lăng Tự Đức Huế
Không gian xung quanh mộ Tự Đức

Gía vé tham quan lăng Tự Đức

Gía vé: 100.000 đồng/ người lớn; 20.000 đồng (trẻ em từ 7 – 10 tuổi)

Thời gian mở cửa: 7h00 – 18h00

Hãy đến với Lăng Tự Đức để cảm nhận nét đẹp trầm cổ của xứ Huế, lắng nghe tiếng thông reo, tiếng suối chảy và hòa mình trong những giai thoại lịch sử của dân tộc.

Với những chia sẻ về Lăng Tự Đức của Thương, hy vọng các bạn có một chuyến trải nghiệm tuyệt vời tại Lăng!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ bởi DMCA!!