Kinh nghiệm thăm quan Lăng Khải Định Huế

Kinh nghiệm thăm quan Lăng Khải Định Huế

Nhắc đến các điểm du lịch ở Huế thì du khách thường nghĩ ngay đến Đại Nội Huế, sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền và đặc biệt là các lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. Trong danh sách các lăng tẩm được tham quan ở Huế, thì lăng Khải Định là một địa danh được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm quan.

Mộ phần Khải Định tại Điện Khánh Thành lăng Khải Định Huế 3
Mộ phần Khải Định tại Điện Khánh Thành lăng Khải Định Huế

Khải Định là ai?

Khải Định (1885 – 1925) là vị vua thứ 12 của triều đình nhà Nguyễn- là cha của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của nước ta. Khải Định có tên húy là Phạm Phúc Tuấn. Ông lên ngôi trị vì vào 18/5/1916 và ngồi trên ngai vàng được 10 năm ngắn ngủi thì mắc bệnh và qua đời 6/11/1925. Cũng như các vị vua khác với quan điểm là “sống gởi thác về”, Khải Định đã xây dựng lăng mộ cho mình, đặt tên công trình là Ứng Lăng.

Bia đình nơi ghi công tích của nhà vua Khải Định
Bia đình nơi ghi công tích của nhà vua Khải Định

So với 6 khu lăng khác của các vị vua triều Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất, nhưng đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của. Nếu lăng Gia Long xây dựng trong 6 năm (1814 – 1820), lăng Minh Mạng xây trong 4 năm (1840 – 1843), lăng Tự Đức 3 năm (1864 – 1867) thì lăng Khải Định kéo dài đến 11 năm (1920 – 1931)

Để xây dựng lăng, Khải Định tăng thuế điền 30% trên cả nước, làm cho dân chúng khổ sở và bị lên án rất nhiều.

Lăng Khải Định ở đâu?

Ngay từ trung tâm thành phố Huế, về hướng Nam, theo con đường Khải Định 10km – di chuyển khoảng 20 phút là đến Lăng Khải Định. Lăng tọa lạc trên ngọn núi Châu Chữ – ngoại thành Huế, nay là xã Thủy Bằng – huyện Hương Thủy – Thừa Thiên Huế. Trên đường đi tham quan, du khách có thể ghé tham quan Đàn Nam Giao – nơi các vị vua tế trời và tham quan lăng Tự Đức – vị vua thi sĩ.

Đường đi ra bãi đỗ xe, nhà bán vé và wc
Đường đi ra bãi đỗ xe, nhà bán vé và WC

Kiến trúc và mỹ thuật đặc biệt tại lăng Khải Định

Dưới thời Khải Định (1916 – 1925), chủ quyền Việt Nam đã lọt hẳn vào tay thực dân Pháp và văn hóa nghệ thuật phương Tây đang thâm nhập mạnh vào nước ta, cho nên ở Lăng Khải Định, một số yếu tố hiện đại đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc.

Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một tòa lâu đài ở Châu Âu vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi. Công trình sử dụng sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise mua từ Pháp, sành ngang ở Hà Đông, các mảnh sành kiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh… nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản.

Mảnh ghép sành sứ tại lăng Khải Định Huế 2
Mảnh ghép sành sứ tại lăng Khải Định Huế

Khải Định là người thích cái mới cho nên trong nghệ thuật xây dựng lăng, những cái hay, cái mới ông yêu thích thì được đưa vào hết trong công trình. Đến tham quan lăng, bạn sẽ nhìn thấy đâu đó dấu ấn của Phật giáo như cổng tam quan, tòa sen, hình con rồng hay trụ biểu… hoặc các ảnh hưởng của Ấn Độ giáo như trụ cổng hình tháp hay Thiên chúa giáo như hàng rào cây thánh giá hoặc nhà bia với trụ và vòm theo lối Roman.

Cổng tam quan ở lăng Khải Định Huế
Cổng tam quan ở lăng Khải Định Huế nhìn từ trên xuống

Ở Lăng Khải Định bạn sẽ thấy được những hình ảnh của Việt Nam lẫn nước ngoài, cả trời Đông lẫn trời Tây. Sự pha trộn kiến trúc và văn hóa, ban đầu bạn sẽ thấy hay hay nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì thấy rằng Khải Định chưa có sự khẳng định giá trị trong thời đại của mình, sự pha trộn đôi khi quá thô và kệch cỡm.

Lăng Khải Định có hình của khối chữ nhật, có 127 bậc tam cấp, chia ra làm 5 tầng sân với các công trình: Cổng tam quan, Nghi môn và sân Bái Đình, Cung Thiên Định với Điện Khải Thành.

Cổng tam quan tại lăng Khải Định Huế
Cổng tam quan tại lăng Khải Định Huế nhìn từ dưới lên

Tham quan gì tại Lăng Khải Định?

1.Cổng Tam Quan

Đầu tiên đến Lăng Khải Định bạn sẽ bắt gặp Cổng Tam Quan uy nghiêm, bề thế với 37 bậc thang và 4 con rồng cuộn từ trên xuống dưới. Các trụ cổng được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo.

Con rồng cuộn mình từ trên xuống ngay cổng tam quan lăng Khải Định Huế
Con rồng cuộn mình từ trên xuống ngay cổng tam quan lăng Khải Định Huế

Sau khi qua Cổng Tam Quan, bạn sẽ đến tầng thứ nhất của Ứng Lăng. Nơi đây có 2 công trình là Tả Tòng Tự và Hữu Tòng Tự, được xây dựng để thờ các vị công thần. Hiện nay 2 công trình này được dùng để bán đồ lưu niệm và phòng dành cho thuyết minh viên tại Lăng.

Tả Tòng Tự bên trong lăng Khải Định Huế
Tả Tòng Tự bên trong lăng Khải Định Huế
Hữu Tòng Tự bên trong lăng Khải Định Huế
Hữu Tòng Tự bên trong lăng Khải Định Huế

2. Nghi môn và sân Bái Đình

Sau khi vượt qua 29 bậc tam cấp thứ 2, bạn sẽ đến Nghi môn và sân Bái Đình. Nơi đây có 2 tượng chầu gồm quan văn và quan võ quay mặt vào giữa sân, được tạc theo tỷ lệ 1:1 nằm ở 2 bên sân Bái Đình, một hình ảnh đặc trưng trong các lăng tẩm của Huế.

Ở sân Bái Đình còn có tượng Voi và ngựa đứng cùng với các quan văn và quan võ, như cùng với các quan canh gác và phục vụ vua ở thế giới bên kia.

Tượng quan võ chầu trong sân Bi Đình
Tượng quan võ chầu trong sân Bi Đình

Bia Đình ghi về cuộc đời và sự nghiệp của vua Khải Định, được khắc trên tấm bia đá, xung quanh là nhà bia được xây dựng bằng bê tông cốt thép, chạm trổ tinh tế và theo lối kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, mái cửa cao rộng).

Tượng voi chầu trong sân Bi Đình
Tượng voi chầu trong sân Bi Đình
Tượng ngựa chầu trong sân Bi Đình
Tượng ngựa chầu trong sân Bi Đình

Tầng thứ 3 và tầng thứ 4 là tầng chuyển cấp trong Lăng Khải Định. Từ 2 tầng này, du khách có thể nhìn xuống bên dưới để ngắm cảnh trước Lăng hoặc nhìn lên bên trên để chụp hình Cung Thiên Định.

Từ lăng Khải Định Huế nhìn xuống núi rừng
Từ lăng Khải Định Huế nhìn xuống núi rừng

3.Cung Thiên Định

Bước vào bên trong Cung du khách sẽ thấy sự phá cách, sáng tạo và yêu nghệ thuật của vua Khải Định. Rất nhiều công trình độc đáo được phô diễn bên trong Cung. Công trình kiến trúc chính của lăng gồm 5 phần liền kề nhau. Ở hai bên là Tả hữu trực phòng, nơi dành cho các lính canh gác lăng. Ở đây các nghệ nhân xưa đã dùng màu xanh sẫm để vẽ lên xi măng để giả đá cẩm thạch trông giống như thật

Mặt trước Cung Thiên Định tại Lăng Khải Định Huế 2
Mặt trước Cung Thiên Định tại Lăng Khải Định Huế

Chính giữa là bàn thờ vua Khải Định. Trong không gian này, phía bên trên bàn thờ là bức “Cửu Long Ẩn Vân” chín con rồng trong mây do cụ Phan Văn Tánh vẽ bằng chân. Đây được xem là bức họa hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa nước ta được các họa sĩ Việt Nam công nhận.

Cửu long ẩn vân tại lăng Khải Định Huế
Cửu long ẩn vân tại lăng Khải Định Huế

Không gian bên trong Cung Thiên Định được trang trí bằng các mảnh sành, mảnh sứ với những hình ảnh hết sức sinh động, sống sít, vui mắt: các bộ tranh tứ thời, ngọn đèn dầu hỏa, chiếc đồng hồ, mâm ngũ quả,…

Phía trước Cung Thiên Định tại lăng Khải Định Huế
Phía trước Cung Thiên Định tại lăng Khải Định Huế

4. Điện Khải Thành

Điện Khải Thành chính là công trình chính trong Cung Thiên Định, nơi đặt án thờ và thi hài của nhà vua.

Trong Lăng Khải Định hiện nay có hai pho tượng bằng đồng tạc hình nhà vua với tỷ lệ 1:1: một pho tượng ngồi trên ngai vàng trong Điện Khải Thành và một pho tượng đứng. Sự có mặt của tượng vua trong lăng là một điều đặc biệt so với các lăng khác.

Mộ phần Khải Định tại Điện Khánh Thành lăng Khải Định Huế 4
Mộ phần Khải Định tại Điện Khánh Thành lăng Khải Định Huế

Pho tượng ngồi trên ngai vàng trong Điện Khải Thành được thực hiện ở Paris vào năm 1920 do hai người Pháp tạc và đúc tượng, phần dát vàng được thực hiện bởi nghệ nhân người Huế.

Còn pho tượng đứng thì đúc ngay tại Huế do một người lính thợ, quê ở Quảng Nam thực hiện. Trước đây nó được đặt ở Cung An Định, năm 1960 được đặt tại Bi Đình lăng Khải Định và từ năm 1975 được đặt vào trong Cung Thiên Định như ngày nay.

Ở phần giữa Điện là chính tẩm, có mộ phần của nhà vua, bên trong là án vị của vua. Ở phần chính tẩm, có một chiếc bửu tán với đường cong mềm mại, thanh thoát, khiến du khách có cảm giác như nó làm bằng nhung lụa, có thể xao động trước gió, nhưng ít ai ngờ rằng nó nặng 1 tấn làm từ một khối bê tông cốt thép.

Bàn thờ tại cung Thiên Định tại Lăng Khải Định Huế 3
Bàn thờ tại cung Thiên Định tại Lăng Khải Định Huế

Dưới bửu tán là bức tượng bằng đồng tạc hình nhà vua.

Sau lưng tượng nhà vua là hình mặt trời đang lặn , vua cao cả như mặt trời. Mặt trời lặn biểu thị nhà vua băng hà.

Khác các lăng tẩm của các vị vua khác, lăng Khải Định là nơi duy nhất biết được chính xác vị trí chôn cất nhà vua. Thi hài của nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một đường hầm dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau bia đình, sâu 9m.

Bàn thờ tại cung Thiên Định tại Lăng Khải Định Huế
Bàn thờ tại cung Thiên Định tại Lăng Khải Định Huế

Trong lăng còn có những vòng hoa bằng đồng tưởng nhớ đến nhà vua.

Gía vé tham quan lăng Khải Định?

Giá vé tham quan đối với người lớn là 100.000 đồng, trẻ em từ 7 – 12 tuổi là 20.000 đồng

Thời gian tham quan: 7 – 18h00 hàng ngày

Chân dung vua Khải Định trong lăng Khải Định Huế
Chân dung vua Khải Định trong lăng Khải Định Huế
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế 2
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế 3
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế 4
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế 5
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế 6
Một số đồ cổ bên trong lăng Khải Định Huế

Các dịch vụ khác tại lăng Khải Định

Khu tham quan lăng Khải Định mới đầu tư xây dựng bãi đỗ xe rất thông thoáng, an toàn. Ngoài ra thì còn có các quầy bán đồ ăn, cà phê sạch sẽ và tiện lợi. Nếu khách tham quan xong lăng thì có thể đến đây nghỉ ngơi và uống nước.

Khu vực ăn uống tại lăng Khải Định Huế
Khu vực ăn uống tại lăng Khải Định Huế

Những điểm lưu ý khi tham quan lăng Khải Định

  • Độ dốc của các bậc tam cấp tại Lăng dựng đứng, do đó việc di chuyển sẽ dễ bị mệt và dễ té, khi đi tham quan khách cần để ý để đảm bảo an toàn.
  • Có rất nhiều nơi có góc ảnh đẹp, bạn nên tham khảo các góc ảnh đẹp trước khi đến lăng để chụp hình.
  • Nên tìm hiểu về cuộc đời của Khải Định trước, hoặc đọc thêm thông tin mà Thương đã cung cấp bên trên để hiểu hơn về cuộc đời cũng như kiến trúc của Lăng Khải Định trước khi đi tham quan.
  • Bên trong Điện Khải Thành rất tối, do đó bạn cần phải điều chỉnh độ sáng của máy ảnh khi chụp hình ở đây.
  • Có những đồ vật được trưng bày bên phòng Tả Tòng Tự và Hữu Tòng Tự, bạn nên tham quan hết để hiểu hơn về cuộc đời của vua Khải Định.
Bãi đỗ xe tại lăng Khải Định Huế
Bãi đỗ xe tại lăng Khải Định Huế
Nơi bán vé tham quan lăng Khải Định
Nơi bán vé tham quan lăng Khải Định

Đến Huế đừng quên ghé thăm Lăng Khải Định để đắm mình trong những tinh hoa văn hóa và giá trị về mặt kiến trúc, lịch sử của một triều đại các bạn nhé.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được các bạn khi đến tham quan du lịch Huế nói chung và Lăng Khải Định nói riêng. Rời khỏi Lăng Khải Định các bạn có thể tham gia chương trình ca Huế trên sông Hương vào buổi tối, ghé thăm Cầu Trường Tiền, đi dạo phố đi bộ ở Huế và thưởng thức các món đặc sản ở Huế. Chúc các bạn có kỳ nghỉ thật thú vị tại thành phố Huế mộng mơ!

Rate this post

2 thoughts on “Kinh nghiệm thăm quan Lăng Khải Định Huế

Comments are closed.

error: Nội dung được bảo vệ bởi DMCA!!